BUỒN XƯA KHÉP LẠI
MỘT DÒNG THƠ SAY
Thơ
là thứ nghệ thuật của ngôn từ. Nhà thơ chính là người làm thứ nghệ thuật diệu vợi,
tuyệt vời ấy. Chính anh ta là kẻ “tư duy” nhiều và đặc biệt về ngôn ngữ. Thơ là
men, là rượu, là ánh trăng; thơ là phép cộng của thao thức, phép trừ của gầy
hao... là trên con đường tìm đến cái đẹp hoàn hảo.
Thơ
“Cõi sắc không” là tấc lòng chân
thành của nhà thơ Lê Đức Thành, anh
viết:
“Rượu sông hồ men cháy một mùa say
Ngày
lữ thứ rong rêu đời bất bạt
Gió
phong ba thấm lạnh kiếp lưu đày
Ta
vẫn hát nghêu ngao câu du thử...”
(Dấu
mùa xưa)
1.
Trong dấu ấn ngôn ngữ thơ của tác giả, từ “Rượu” được thăng hoa và nhắc đi nhắc
lại nhiều lần. Rượu không chỉ để giải sầu, tiêu dao mà còn yếu tố quan trọng
trong lễ hội, dịp gặp gỡ giao lưu... Nó trở thành nét đẹp văn hoá; đồng thời là
chất men cuộc đời. Rượu làm cho người say, cũng cho người tỉnh. Tỉnh - say giữa
cõi ba đào.
Trong
tập thơ “Cõi sắc không”, rượu được
nhắc đến 45 lần. Mỗi lần là mỗi cung bậc, tâm trạng, cảm xúc khác nhau: “rượu hề”,
“rượu cay”, “rượu nóng”, “rượu cạn”, “rượu mời” hay có cả “rượu tràn ly”, “rượu
hoàng hoa”, “rượu sông hồ”... Tất cả thành thiêng liêng và trân trọng:
“Ta đứng dậy từ hoàng hôn bóng đổ
Rượu
sông hồ say đổ giữa hoang xưa
Em
hong ấm mùa đông bên bếp lửa
Tình
không không biết mấy cho vừa.”
(Tình
không không)
Chính
rượu đã quật khởi hoàng hôn cho thi nhân đứng dậy giữa hoang xưa. Rượu và em đã
hong ấm mùa đông cho cuộc tình mãi mãi. Hay trong bài “Thiên thu tựu”, tác giả
viết: “Nghe sóng vỗ bên kia mùa nước lũ/
Ly rượu hề khoác lác chuyện tri âm”.
Có
thể nói từ “Rượu” là ký hiệu “gene chữ” của nhà thơ Lê Đức Thành. “Gene chữ” là những chữ quen thuộc mang phong cách
tác giả, phong cách văn bản được thể hiện qua lần xuất hiện trong trường từ vựng
của nhà thơ.
2.
Gene chữ hay là rượu mới chỉ là ký tự, xác chữ, thói quen, phong cách ngôn ngữ.
Đọc thơ anh, bạn đọc còn nhận được chữ Tình sâu sắc, “đa diện”, tổng hòa các mối
tương quan xã hội.
Đó
là mối quan hệ tình cảm bạn bè, tình thầy trò trường lớp, ví như bài: “Trường
xưa ơi”, “Tâm sự người lữ khách”,... hay bài “Mùa hè”, nhà thơ viết:
“Ngày xa xứ ta nhớ góc vườn cũ
Nến
lung linh bè bạn nối tay nhau
Hát
tình ca và rượu tràn xuống cốc
Mai hư vô sương khói
cũng nhuộm màu”.
Đó
là tình yêu thương với người thân: cha, mẹ, vợ, con... Anh có nhiều bài hay viết
tặng người thân trong dịp sinh nhật của họ, như: “Sinh nhật vợ”, “Bến mùa xuân”... “Tặng con mùa sinh nhật/
Bài thơ đong gạo đầy/ Thôi hết mùa khốn khó/ Mai gió sẽ gặp mây.” (Mừng sinh
nhật con). Vâng, qua mùa khốn khó sẽ được thịnh vượng. “Cá gặp nước, rồng gặp
mây”. Một ẩn dụ khiêm nhường, một mơ ước tương lai tươi đẹp trong thi ảnh thơ.
Chữ
Tình trong thơ Lê Đức Thành dành phần nhiều cho đời và phần đẹp nhất cho em. Em
- nàng thơ - nhân vật trữ tình - đối tượng thẩm mĩ trong thơ. Em là vầng trăng,
em là tiếng nguyệt cầm, em là gió mây... thành nỗi nhớ trong tim:
“Trăng treo đầu sóng viết chữ Tâm
Em
nụ cười duyên đêm nguyệt cầm
Lãng
đãng mùa say đàn réo gọi
Thơ
bay trên phá gọi tri âm.”
(Đêm
nguyệt cầm)
Có
thể, cái tôi - chủ thể “lãng đãng” say nên thơ bay. Cũng có thể đối tượng thẩm
mỹ bên ngoài làm thơ say. “Em chừ như gió
mông mênh/ Chim di mỏi cánh/ đầu ghềnh bãi xa/ Ngày mai bóng xế trăng tà/ Chết
vành tang trắng cùng ta trở về...” (Bến xưa). Tình yêu bao giờ cũng mênh
mông, miên man, hư ảo và được - mất để đong đầy thi tứ cho thơ.
3.
Chữ Tình chẳng bao giờ nói hết còn chữ Ta thì sao? Chữ Ta - cái tôi trữ tình
bao hàm tất thảy. Thơ “Cõi sắc không”,
từ “Ta” xuất hiện 30 lần. Tần số ấy là sự khẳng định chủ thể; cái chủ thể nhiều
biến hóa giữa bến phù vân, với cõi sắc không, nơi chốn ta bà, xứ sở vô vi...
Nếu
như Rượu là để say, Tình để lưu luyến thì Ta đầy thao thức. Ta “tự thán”; “ta vắt
kiệt mùa chơi”, “ta hái quả u minh”, “ta đi trong ngày mới”, “ta đứng lặng chiều
bơ vơ”, “ta nụ cười hư hao”... Ta của ẩn ức đời; hoài niệm và phiêu du.
Nhà
thơ ẩn ức lòng lên trang thơ bởi những thói đời tham ô, xấu xa. Anh muốn kêu gọi,
đấu tranh, chống lại thứ tiêu cực:
“Mai thiết triều ta dùng thanh kiếm lệnh
Bêu
hết đầu lũ bán nước buôn dân
Chặt
tay chân bọn tham ô quan lại
Gửi
nụ cười thanh thản đến muôn dân”
(Lời
của sấm)
Trái
tim nhà thơ muốn đứng về chân lý. Và, sự hoài niệm, nhớ xưa là một nét “trang
đài, diễm lệ” cho thơ nói chung và tác giả “Cõi sắc không” nói riêng:
“Ta độc hành giữa mồ côi hoàng hôn
Có
tiếng dế vọng lên từ mộ chí
Âm
thoại buồn trong gió của hoang xưa
Tóc
bạc trắng còn thương buổi xuân thì”
(Độc
hành)
Bên
cạnh ẩn ức, hoài niệm, độc hành... thì sự phiêu du, còn là một biểu hiện trừng
trải đó đây của người cầm bút. Anh đi nhiều nơi. Đi để nhớ, để thương và để về.
“Cuộc đi định nghĩa ngày về” là vậy. “Ta,
hề say giữa chiều cố cựu/ Khúc Thụy Du bên nhánh sông đời/ Chiếc lá cuối thu
vàng thương nhớ/ Ta đi về quanh nốt thời gian” (Say). Nếu nhà triết học là
người hoài nghi thì thi sĩ là kẻ mang nỗi thiên di tìm bến mộng - thực...
Tóm
lại, đọc thơ Lê Đức Thành từ các tập
“Bóng quê nhà”, “Cõi rong rêu”, “Sắc màu đa diện” và đến “Cõi
sắc không”, độc giả đã quen phong cách thơ: Trầm lắng mà sâu sắc; phải
chăng đất thần kinh lưu dấu? Hùng cường và chút bi tráng; phải chăng từ chất
lính toát ra? Nét thơ thiền ẩn giật; đến từ ngộ đời cõi sắc không? Dấu ấn thơ
nhiều hình ảnh tinh tuyển; đó là từ va vấp thế sự mà nên?...
Thơ
“Cõi sắc không” là một bước tiến xa,
chắc lọc, tinh túy của hồn thơ đa tài, bền bỉ và thầm lặng. Tập thơ còn như là
cuốn nhật ký đặc biệt không chỉ về tâm tư mà có cả thời cuộc. Trong đó, dư âm
mùa Covid hiện lên khá rõ.
Bài
viết nhỏ này chưa khai thác hết mọi khía cạnh. Đây mới là lời chúc mừng và đón
đợi tác phẩm. Xin khép lại bài viết bằng chính câu thơ của tác giả Lê Đức Thành: “Ta về bên cõi sắc không/ Buồn xưa khép lại một dòng thơ say...”
Đặng Văn Sử
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét